Lab 3 – Cơ bản về lệnh show

Đọc thêm: Blog công nghệ

A. Mục tiêu của bài lab:

Làm quen với các câu lệnh show cơ bản
B. Chuẩn bị cho bài lab:

Chúng ta tiếp tục sử dụng Router1.
C. Các bước thực hiện:
1. Hiển thị dấu nhắc lệnh.
Router>
2. Vào Privileged mode.
Router>enable
Router#

3. Trong CLI, tập tin nằm trong bộ nhớ RAM chứa các cấu hình mà hiện tại đang được thiết bị (router, switch…) sử dụng được gọi là running-config. Lưu ý là cần vào Privileged mode mới xem được nội dung của running-config.Đặc biệt, nội dung của running-config không được tự động lưu lại trên Cisco router và sẽ bị mất nếu xảy ra sự cố về nguồn điện cung cấp cho router (như cúp điện đột ngột, điện áp quá tải hoặc quá thấp khiến router không thể hoạt động được…).Sau khi ta thay đổi cấu hình cho router, các cấu hình mới này sẽ được cập nhật vào tập tin running-config và để lưu lại nội dung của running-config thì ta cần sử dụng lệnh copy (sẽ được đề cập trong các bài lab sau). Bây giờ, để hiển thị nội dung của running-config ta gõ lệnh sau.
Router#show running-config

4. Flash là một loại bộ nhớ đặc biệt trên router mà lưu trữ các tập tin hệ điều hành (OS image). Không giống như bộ nhớ thông gặp khác (như RAM), bộ nhớ flash vẫn chứa các OS image ngay cả khi router không được cấp nguồn để hoạt động.
Router#show flash

5. Mặc định, CLI của các router lưu giữ 10 lệnh gần đây nhất mà được gõ vào trong bộ nhớ. Để xem tất cả các lệnh đã thực hiện vẫn còn được lưu trong bộ nhớ của router.
Router#show history
6. Hai lệnh sau giúp ta lấy lại lệnh đã gõ trước đó
Nhấn phím mũi tên đi lên (up) hoặc <ctrl> P7. Còn hai lệnh sau giúp ta sử dụng lệnh kế tiếp trong “history buffer”
Nhấn phím mũi tên đi xuống (down) hoặc <ctrl> N8. Để xem trạng thái của các giao thức được định tuyến (routed protocol) ở layer 3 đang chạy trên router
Router#show protocols

9. Lệnh sau được dùng để nhận về các thông tin quan trọng như: loại “router platform”, phiên bản (revision) của OS, lần khởi động cuối và vị trí tập tin image của OS, lượng bộ nhớ, số lượng cổng giao tiếp (interface), và các thanh ghi cấu hình (configuration register)?

Router#show version

10. Xem ngày giờ được thiết lập trên router
Router#show clock
11. Để hiển thị danh sách các “hosts” và tất cả các địa chỉ IP của chúng mà được router lưu trữ lại (cache)
Router#show hosts
12. Xem danh sách các “user” đã kết nối tới router
Router#show users
13. Để xem thông tin chi tiết về mỗi cổng giao tiếp (interface)
Router#show interfaces


14. Xem trạng thái tổng quát về các giao thức ở layer 3 cũng như trạng thái của các interface
Router#show protocols

Tài liệu tham khảo: Stand Alone labs for CCNA

0 Response to "Lab 3 – Cơ bản về lệnh show"

Post a Comment

Bạn bè