Ngay cả những phần mềm bảo mật "xịn" nhất cũng không đảm bảo 100% an toàn cho máy tính khi bạn nhấn vào các đường dẫn (link) nguy hiểm.
Ngay cả những phần mềm bảo mật "xịn" nhất cũng không đảm bảo 100% an toàn cho máy tính khi bạn nhấn vào các đường dẫn (link) nguy hiểm.
Các đường dẫn kiểu này thường được ngụy trang dưới dạng mời chào xem tin tức giật gân, đoạn phim hài hước, các món đồ giá rẻ, và mới đây, ăn theo sự phát triển ồ ạt của Facebook là gợi ý “Like” một cái gì đó.
Điểm chung của chúng là đều được thiết kế để ăn trộm thông tin cá nhân của người dùng, thậm chí là chiếm quyền điều khiển máy tính của họ. Điểm nguy hiểm nữa là chúng lây lan sang những người quen của người dùng qua e-mail, bài đăng trên Facebook hay tin nhắn.
Bản thân người dùng cũng có thể gặp phải các link dạng này tại các quảng cáo trực tuyến hay tại trang hiển thị kết quả tìm kiếm. Hãy tham khảo các mẹo kiểm tra dưới đây đối với các link nghi ngờ là không an toàn. Các biện pháp này đều nhanh chóng tiện lợi, miễn phí và quan trọng nhất là không yêu cầu bạn phải tải về hay cài đặt.
Di chuột qua đường dẫn
Thường thì các link đều hiển thị đầy đủ đường dẫn tới website mà nó trỏ tới. Bạn có thể di chuột tới trên link đó (không nhấn) và nhìn thông tin hiển thị đầy đủ nằm ở góc dưới trình duyệt web của bạn để xem nó thực chất là gì.
Quét kiểm tra
Các biện pháp quét kiểm tra đường dẫn thực chất là các trang web và những add-on cho phép người dùng nhập đường dẫn của link nghi vấn vào và kiểm tra độ an toàn.
Có rất nhiều các trang web đáng tin cậy cho phép quét kiểm tra độ an toàn của link. Hãy thử qua trang URLVoid. URLVoid kiểm tra link do người dùng nhập vào bằng nhiều dịch vụ khác nhau như Google, MyWOT và Norton SafeWeb rồi trả lại kết quả một cách nhanh chóng.
Kiểm tra các đường dẫn rút gọn
Các đường dẫn rút gọn vốn rất tiện lợi cho người dùng web vì sự ngắn gọn của nó, song nó cũng là một cái bẫy khá hoàn hảo cho việc ngụy trang đường dẫn độc hại.
URLVoid không thể kiểm tra được các link đuợc cung cấp bởi các dịch vụ rút gọn đường dẫn bit.ly, Ow.ly và TinyURL (URLVoid chỉ có thể kiểm tra trang web chủ cung cấp dịch vụ chứ không quét được tới link thực sự).
Để kiểm tra các đường dẫn “bí ẩn” kiểu này, mà bạn rất thường hay gặp trên các mạng xã hội Facebook hoặc Twitter, hãy thử dùng Sucuri.
Sucuri sẽ tự động “mở rộng” các link rút gọn này để tìm và quét đường dẫn gốc với các dịch vụ đáng tin cậy của Google, Norton SafeWeb và PhishTank để xem nó có an toàn hay không.
Sucuri cũng quét các link không rút gọn hiệu quả và nhanh chóng như URLVoid nhưng tham khảo ít nguồn hơn.
Sao chép đường dẫn một cách an toàn
Các dịch vụ tham khảo kể trên như URLVoid hay Sucuri yêu cầu bạn phải gõ một cách thủ công hoặc dán đường dẫn cần kiểm tra vào ô kiểm tra. Nhưng làm thế nào để có thể sao chép chúng một cách an toàn mà không lỡ tay mở chúng ra?
Bạn có thể làm điều đó rất dễ dàng bằng việc nhấn chuột phải lên đường dẫn và chọn Copy shortcut (nếu dùng trình duyệt Internet Explorer), Copy Link Location (với Firefox) hoặc Copy Link Address (với Chrome). Khi đó đường dẫn đã được sao chép và bạn chỉ việc dán chúng vào nơi cần thiết.
Cách nhận diện link an toàn trước khi click chuột
Đọc thêm: Blog công nghệ
0 Response to "Cách nhận diện link an toàn trước khi click chuột"
Post a Comment